fbpx

NGƯỜI MẮC BỆNH GÚT NÊN KIÊNG GÌ VÀ ĂN GÌ?

Bệnh gút (hay còn gọi là bệnh gout hoặc thống phong) là một loại bệnh viêm khớp thường gặp, do rối loạn chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể. Bệnh gout xảy ra do tăng sản xuất acid uric nội sinh, giảm đào thải acid uric ở thận, hoặc do ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều purin như các loại thịt đỏ và hải sản.

Vì vậy câu hỏi Bệnh gút kiêng gì và ăn gì luôn thường trực và được quan tâm hàng đầu đối với các thành viên gia đình có bệnh nhân bị gút.

Người bị gout nên ăn gì?

Nên ăn các loại thức ăn chứa ít purin như ngũ cốc, bơ, rau quả, các loại hạt… đặc biệt trứng, sữa không chứa purin nên được khuyến khích sử dụng.

Các thực phẩm giàu chất xơ nói chung như dưa leo, củ sắn, cà chua… giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm thoái hoái biến đạm để sinh năng lượng nên giảm sự hình thành acid uric.

Một điều quan trọng nhất là nên uống nhiều nước (tối thiểu 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày). Tuy nhiên, không uống nước buổi tối để tránh đi tiểu đêm, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Một yếu tố nữa là, hoạt động của gan lại chịu ảnh hưởng của yếu tố tinh thần. Vì vậy bệnh nhân gút cũng cần giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh thức khuya.

Người bệnh gút nên kiêng gì?

Kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm có gốc Purin như: Hải sản các loại; các loại thịt có màu đỏ; phủ tạng động vật;  thịt gia cầm, cải bó xôi, bông cải… Tránh ăn các loại nước dùng, nước hầm, nước rau củ… để giảm bớt lượng purin của thức ăn hòa tan trong nước.

Kiêng tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, bạc hà (dọc mùng) vì sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.

Giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn như: Đạm động vật nói chung như thịt lợn, thịt gà, thịt vịt… và đạm thực vật như đậu hạt nói chung, nhất là các loại đậu ăn cả hạt như : đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh…

 

Giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn (Ảnh minh họa, Nguồn: Internet)

Giảm các thực phẩm giàu chất béo như: Mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay, thực phẩm chế biến với các chất béo no như: Mì tôm, thức ăn nhanh…

Không uống bất kỳ một dạng chất cồn, đồ uống có gaz, nước uống ngọt nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gút.

Giảm các đồ uống có vị chua như: nước cam, chanh, nước trái cây giàu vitamin C vì làm tăng nguy cơ kết tủa urat ở ống thận (do acid lactic trong các đồ uống đó chiếm hết đường đào thải acid uric), tăng nguy cơ sỏi thận.

Bên cạnh việc cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, thì người bệnh cũng cần có chế độ tập luyện thể dục thể thao, không để bị thừa cân, béo phì và tìm cho mình sản phẩm an toàn về thực phẩm chức năng giúp giảm axit uric trong máu và giảm triệu chứng sưng đau do gout TẠI ĐÂY. 

Nếu bạn cần tư vấn thêm xin gọi: 0946312026 ( zalo)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *