fbpx

Chế độ ăn cho trẻ bị còi xương

Bệnh còi xương ở trẻ tuy không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng gây ra nhiều biến chứng xấu sau này trong sự phát triển của trẻ. Nên ngay từ lúc mới lọt lòng các mẹ cần theo dõi sát cân nặng và chiều cao cho bé.

Các nghiên cứu chỉ số phát triển sơ sinh ở bé cho thấy, ở nước ta hiện nay số trẻ em dưới 5 tuổi có đến 2 triệu trẻ em trong tổng số hơn 7 triệu bé ở tình trạng bị suy dinh dưỡng. Như vậy trung bình cứ 4 em sẽ có 1 em bị suy dinh dưỡng.
Tình trạng suy dinh dưỡng, còi xương, không chỉ diễn da ở các khu vực có đời sống thu nhập thấp, mà ngay cả ở các khu vực thành thị, khu vực có thu nhập cao, trẻ em vẫn có tình trạng suy dinh dưỡng. Nguyên nhân do cách cho bé ăn dặm không đúng cách, chênh lệch về các thành phần dinh dưỡng nạp vào cơ thể bé, do kiêng khem quá mức hay thực đơn cho bé không phong phú. Vậy nên chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em bị còi xương đòi hỏi cha mẹ có kiến thức phù hợp và biết cách chăm sóc trẻ em theo đúng chế độ dinh dưỡng

Bạn nên đọc: Thực phẩm hỗ trợ bệnh còi xương cho bé

1. Đảm bảo đầy đủ các thành phần dinh dưỡng
Với chế độ ăn chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em bị còi xương phải đầy đủ các thành phần dinh dưỡng như: tinh bột, đạm, đường, chất béo, chất xơ. Đảm báo các chất dinh dưỡng cân đối đều nhau, không tập trung ăn nhiều một loại thực phẩm. Các mẹ cũng không nên nhồi nhét hay ép trẻ ăn quá nhiều.

               Bé bị còi xương cần chế độ dinh dưỡng hợp lý

2. Bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi
– Đối với trẻ trong thời gian đầu sau sinh cần cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho đến khi 2 tuổi. Trường hợp mẹ thiếu sữa hoặc không có sữa thì cần bổ sung sữa bột theo tháng tuổi. Canxi trong sữa dễ hấp thu hơn các loại thực phẩm khác. Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng chỉ có nguồn sữa mẹ là cung cấp đầy đủ các loại vi chất dinh dưỡng và kháng thể, miễn dịch đầy đủ nhất cho trẻ. Khi trẻ lớn nên bổ sung các loại sữa đảm bảo tiêu chuẩn và cung cấp nhiều canxi cho trẻ để chống bệnh còi xương.

– Bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm có trong trứng, sữa, thịt, hải sản, đặc biệt các loại thức ăn nhiều kẽm như thịt cóc, thịt gà, hàu…Vì thành phần kẽm rất quan trọng đối với quá trình phát triển chiều cao cho bé.

– Cần bổ sung vitamin D từ dầu mỡ: Trong thành phần dinh dưỡng của bé cần có lượng dầu mỡ nhất định, nhưng cũng không nên quá nhiều vì nó dễ gây các bệnh khác, nên chọn các loại dầu mỡ có nguồn gốc từ thực vật.

– Tăng cường ăn các loại rau xanh và hoa quả là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của trẻ. Ăn nhiều rau xanh quả chín, cũng giúp trẻ phát triển chiều cao vì rau quả cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng, hơn nữa lại phòng ngừa táo bón giúp trẻ hấp thu tốt các vi chất như: canxi, sắt, kẽm…

3. Tăng cường vi chất dinh dưỡng

Các loại vi chất bao gồm các loại vitamin nhóm B, C, các loại vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K. Các loại chất khoáng như kẽm, sắt, mangan, magie. Tuy các vi chất này không cung cấp năng lượng nhưng lại không thể thiếu đối với sự phát triển bình thường của cơ thể. Trong đó, vitamin A, kẽm, canxi, sắt, i-ốt là những vitamin và khoáng chất mà trẻ rất dễ bị thiếu.

Thực phẩm phong phú chất dinh dưỡng rất tốt cho bé bị còi xương

4. Một số loại thực phẩm nên hạn chế cho trẻ ăn

Một số loại thực phẩm không nên cho trẻ ăn nhiều vì có chứa các thành phần gây hại cho trẻ như: các đồ chiên, rán nhiều dầu mỡ, các loại thực phẩm ăn nhanh…
Những loại thực phẩm cao năng lượng như socola, bánh kẹo ngọt, mỡ, bơ, một số thực phẩm chứa nhiều chất béo cũng là những thực phẩm mẹ nên tránh sử dụng cho bé.
Nếu có chế độ chăm sóc và dinh dưỡng kết hợp với một số thực phẩm chức năng bổ trợ còi xương phù hợp thì 70% trẻ còi xương sẽ khỏi hoàn toàn. Vì vậy các bậc phụ huynh hãy chọn lựa cho con những món ăn thích hợp không chỉ phòng ngừa và chữa bệnh còi xương cho trẻ.

Bá Phú

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *