fbpx

Omega3 là gì? Khi nào cần bổ sung Omega3?

Omega-3 là các acid béo không no thiết yếu cho cơ thể. Nó giúp cơ thể chúng ta có thể làm việc một cách suôn sẻ.

Omega-3 là các acid béo không no thiết yếu cho cơ thể. Nó giúp cơ thể  chúng ta có thể làm việc một cách suôn sẻ. Khá nhiều thực phẩm  có chứa omega-3, do đó khi bạn có một chế độ ăn giàu thực phẩm này sẽ không bị thiếu. Việc bổ sung omega-3 ở một số người có nguy cơ cao bị thiếu do chế độ ăn không đầy đủ thì cần tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng.

Tác dụng của omega-3

Rất nhiều bệnh, như bệnh lý tim mạch, viêm khớp dường như có liên quan tới một tiến trình viêm. Omega-3 có thể làm giảm quá trình viêm trong cơ thể do đó nó có thể hữu ích trong việc giúp cơ thể chúng ta ngăn ngừa được các bệnh mạn tính. Vậy  sự khác biệt về của omega-3 theo từng lứa tuổi như thế nào?

Omega-3 đối với trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai

Omega-3 rất quan trọng cho trẻ ngay từ khi sinh ra, thậm chí là ngay trước khi sinh.Đây là một số bằng chứng đã được các nhà khoa học nghiên cứu và công bố:

Sự phát triển nhận thức: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh được nuôi ăn bằng công thức giàu omega-3 (DHA) đã cải thiện được khả năng phối hợp tay – mắt, khả năng tập trung chú ý, các kỹ năng xã hội và điểm số thông minh. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những em bé được sinh ra từ các bà mẹ được bổ sung omega-3 (DHA, EPA) trong suốt quá trình mang thai và trong tháng đầu cho con bú thì đạt được điểm số cao hơn trong các bài kiểm tra về chức năng nhận thức vào năm chúng 4 tuổi so với những đứa trẻ mà mẹ chúng không được bổ sung omega-3.

Nên cải thiện chế độ ăn bằng cách bổ sung thực phẩm giàu omega-3.

Nguy cơ hen suyễn: Một nghiên cứu của Hiệp hội dinh dưỡng Mỹ từ cách đây 10 năm đã phát hiện ra rằng, những thanh thiếu niên sinh ra từ các bà mẹ được bổ sung omega-3 thì ít phát triển bệnh hen suyễn hơn trẻ khác…

Sự tăng trưởng: Có một số bằng chứng cho thấy, khi omega-3 được bổ sung vào công thức nuôi ăn đem lại lợi ích cho sự tăng trưởng thể chất cũng như phát triển của não bộ.

Sinh non: Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng, những sản phụ ăn trứng giàu omega-3 thì ít bị chuyển dạ sớm hơn các sản phụ khác.

Có rất nhiều các loại sữa công thức hiện nay đã được bổ sung omega-3 vào trong đó. Sữa mẹ là nguồn omega-3 lý tưởng cho trẻ, tuy nhiên, hàm lượng omega-3 trong sữa mẹ còn phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn của họ.

Omega-3 đối với trẻ em và thiếu niên

Có một vài tình trạng bệnh lý ở lứa tuổi trẻ thơ đã được nghiên cứu:

Những đứa trẻ bị tăng động giảm chú ý có thể có một nồng độ omega-3 thấp hơn những đứa trẻ khác. Một vài nghiên cứu nhỏ quan sát việc bổ sung dầu cá cho những trẻ này, họ phát hiện ra rằng việc bổ sung này có thể cải thiện được hành vi, giảm được sự tăng động và củng cố được khả năng chú ý ở trẻ dưới 12 tuổi.

Trầm cảm: Dầu cá được sử dụng để điều trị trầm cảm ở người lớn. Một nghiên cứu nhỏ của Mỹ về vai trò của dầu cá trong bệnh lý trầm cảm ở trẻ từ 6-12 tuổi cũng cho thấy cải thiện được triệu chứng trầm cảm nếu được bổ sung omega-3.

Đái tháo đường: Một nghiên cứu nhỏ quan sát những trẻ em có nguy cơ cao phát triển thành bệnh đái tháo đường týp 2 đã phát hiện ra rằng những trẻ ăn chế độ nhiều omega-3 thì nguy cơ này giảm xuống.

Hen phế quản: Omega-3 có thể làm giảm được tình trạng viêm đường thở – điều này có lợi trong bệnh hen phế quản. Một nghiên cứu trên những trẻ em bị hen phế quản thấy rằng: Những đứa trẻ được nhận omega-3 thì có ít biểu hiện triệu chứng hơn là những trẻ không được dùng omega-3. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác lại không tìm thấy lợi ích của omega-3 trong điều trị hen suyễn. Do đó cần nhiều nghiên cứu hơn nữa trong lĩnh vực này.

Nên bổ sung omega-3 bằng cách nào?

Cải thiện chế độ ăn đó là câu trả lời chính xác nhất cho bạn. Mỡ cá là nguồn cung cấp omega-3 DHA, EPA rất tốt. Mặc dù thực vật cũng là một nguồn cung cấp omega-3, tuy nhiên, omega-3 của nó là ALA. Khi ALA vào cơ thể cũng phải chuyển hóa thành DHA và EPA mới hấp thu được. Các loại thực vật như dầu lanh, dầu oliu hoặc một số loại rau lá xanh chứa omega-3 này nhưng dường như nó không hiệu quả lắm đối với cơ thể. Dầu tảo có thể là một nguồn bổ sung omega-3 khá tốt.

Trẻ em và phụ nữ đang cho con bú hoặc phụ nữ có thai cần phải cẩn thận với  chất độc tích tụ trong một số loại hải sản như: cá mập, cá kiếm và cá đá. Do vậy, nên ăn các loại cá nhiều mỡ nhưng là loại cá nhỏ hơn như cá hồi, nhưng không nên ăn quá 350g mỗi tuần.

Vậy có nên bổ sung chế phẩm omega-3 hay không? Câu trả lời là: Mặc dù bổ sung bằng thực phẩm thì thích hợp hơn nhưng dùng chế phẩm omega-3 cũng là một lựa chọn. Nhiều loại thực phẩm bổ sung thêm omega-3 (như một số sản phẩm sữa, nước trái cây, bánh mì, trứng, dầu ăn và thực phẩm ăn nhẹ). Bổ sung omega-3 nhìn chung là an toàn cho hầu hết mọi người,  nhưng những ai có rối loạn chảy máu thì cần cẩn thận. Chẳng hạn như những người  đang sử dụng thuốc kháng đông như coumadin. Vì vậy, bạn cần xin ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng các chế phẩm này. Đặc biệt là đối với trẻ em, nếu muốn bổ sung omega-3 thì trước đó cha mẹ nhất thiết phải trao đổi với bác sĩ nhi khoa.

Lựa chọn sản phẩm chứa Omega 3 có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo sức khỏe cho thành viên gia đình bạn TẠI ĐÂY

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *